Hàng năm cứ vào ngày 7/7 Âm lịch – lễ Thất tịch các bạn trẻ lại kháo nhau về hành động ăn đậu đỏ để “thoát ế”. Nhưng chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ chưa biết ngày Thất tịch là ngày gì, ý nghĩa của nó ra sao. Do đó, hôm nay Minh Hương Pynie sẽ chia sẻ tất cả liên quan đến ngày lễ Thất tịch trong bài viết này nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất tịch truyền thống nhé.

Thất tịch là gì?

Thất tịch là từ Hán Nôm, theo văn hóa phương Đông thì đây là Ngày Lễ Tình Yêu được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. Tương truyền, ngày Thất tịch gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động giữa chàng Ngưu Lang và Chức Nữ – đôi vợ chồng với tình yêu đẹp song gặp nhiều cách trở, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần đúng vào ngày Thất tịch trên cầu Ô Thước.

Thất tịch 2021.

Thất tịch 2021.

Ngày lễ Thất tịch năm nay 7/7 Âm lịch 2020 rơi vào ngày 25/8/2020. Vào ngày Thất tịch thường mưa rất nhiều và rất dài. Người ta còn gọi là ngày Ngâu.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam

Ngày Thất tịch đã tồn tại trong văn hóa của người Việt Nam từ ngàn xưa. Do đó, những câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ (ông Ngâu – bà Ngâu) cũng góp phần giải thích về hiện tượng mưa nhiều vào tháng 7 Âm lịch.

Tại Việt Nam, câu chuyện về ngày lễ Thất tịch luôn gắn liền về câu chuyện cảm động về tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ. Mặc dù có nhiều dị bản nhưng đại loại câu chuyện như sau:

Chuyện tình yêu đẹp của Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Ngưu Lang là vị thần chăn trâu là nghèo người phàm, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành. Còn nàng Chức Nữ là con gái của Vương Mẫu Nương Nương. Tình yêu đẹp giữa chàng trai người phàm và nàng tiên xinh đẹp dần đơm hoa kết trái. Họ nên duyên vợ chồng và sống hạnh phúc cùng hai người con. Nên về sau dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu. Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Vào ngày 7/7 Âm lịch người ta thường đi chùa cầu tình duyên.

Vào ngày 7/7 Âm lịch người ta thường đi chùa cầu tình duyên.

Nhưng một ngày nọ, nàng Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót đã mang theo hai con tìm mẹ. Nhưng do là người phàm nên không qua được sông Thiên Hà. Bởi đây là nơi ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục. Ngưu Lang không chịu từ bỏ. Chàng cứ ở đó đợi chờ Chức Nữ. Về sau bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện 1 vì sao. Người ta đặt tên cho nó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của hai vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ. Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho họ mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7/7 Âm lịch. Đàn quạ đen cũng thương xót cho đôi vợ chồng nên đã ghép nhau thành chiếc cầu Ô Thước để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Khi chia ly, hai vợ chồng khóc rất nhiều. Nước mắt đã tạo nên mưa ngâu tháng 7 Âm lịch.

Lễ Thất tịch với người Việt Nam hiện nay

Hiện nay, hàng năm cứ vào ngày 7/7 Âm lịch là nhiều người, đặc biệt là phái nữ lại đến chùa cầu tình duyên rất đông. Những người có đường tình duyên lận đận thì đến để cầu sự suôn sẻ. Mong tìm được ý trung nhân. Những đôi trai gái đang yêu thì cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. Cùng với đó, tục ăn chè đậu đỏ cũng xuất hiện. Người độc thân ăn chè đậu đỏ với mong muốn tìm được tình yêu đôi lứa bền vững, viên mãn.

Người độc thân ăn chè đậu đỏ với mong muốn tìm được tình yêu đôi lứa bền vững, viên mãn.

Người độc thân ăn chè đậu đỏ với mong muốn tìm được tình yêu đôi lứa bền vững, viên mãn.

Vào ngày 7/7 Âm lịch, nếu trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ rất sáng. Người xưa quan niệm rằng nếu 2 người yêu nhau có thể cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm Thất tịch thì tình yêu sẽ bền chặt mãi mãi.

Những quốc gia nào trên thế giới có ngày lễ Thất tịch?

Không chỉ có ở Việt Nam một số quốc gia tại Châu Á. Ví dụ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có ngày Thất tịch.

# Trung Quốc

Theo phong tục Trung Quốc, ngày Thất tịch 7/7 âm lịch còn được gọi là lễ hội Trùng Thất. Đây là ngày mà những đôi nam nữ có tình cảm, trao gửi yêu thương cho nhau. Đặc biệt, trong ngày này các cô gái sẽ tặng người mình yêu các vật phẩm tự làm để thể hiện tình cảm của mình dành cho nửa kia.

Theo phong tục Trung Quốc, ngày Thất tịch 7/7 âm lịch còn được gọi là lễ hội Trùng Thất.

Theo phong tục Trung Quốc, ngày Thất tịch 7/7 âm lịch còn được gọi là lễ hội Trùng Thất.

# Nhật Bản

Tại Nhật Bản, thời Nara (tức là vào khoảng những năm 710 – 784) – khi văn hóa Trung Hoa du nhập thì người Nhật Bản cũng có ngày lễ Thất tịch. Nhưng với tên gọi là Tanabata gắn với truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime (Chức Cơ, tức là sao Chức Nữ) và anh chàng chăn trâu Hikoboshi (Ngạn Tinh tức là Ngưu Lang). Nội dung câu chuyện cũng tương tự như ở Trung Quốc.

Vào ngày 7.7 Âm lịch, theo truyền thống, người Nhật Bản sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy màu sắc, rồi treo lên cây trúc đặt ở trước nhà hoặc trong nhà. Mục đích là để xin Orihime giúp họ trở nên giỏi việc nhà và cầu Hikoboshi giúp họ những vụ mùa bội thu. Còn các các cặp yêu nhau sẽ lên đền thờ cầu nguyện tình yêu vĩnh cửu.

# Hàn Quốc

Người Hàn Quốc gọi ngày Thất tịch là Chilseok. Tương tự như một lễ hội truyền thống bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Do đó, hàng năm vào dịp lễ Chilseok tức là đánh dấu mùa nóng đi qua và mùa mưa bắt đầu tới. Người Hàn Quốc đón ngày 7.7 bằng cách tắm rửa sạch sẽ với cầu mong có sức khỏe tốt. Và thưởng thức những món ăn được làm từ lúa mì, bí ngô,…

Người Hàn Quốc gọi ngày Thất tịch là Chilseok.

Người Hàn Quốc gọi ngày Thất tịch là Chilseok.

Những điều nên và không nên làm trong ngày lễ Thất tịch

Trong ngày lễ Thất tịch, tại Việt Nam nói chung và các nước Phương Đông nói riêng có nhiều kiêng kị. Sau đây là một số điều nên và không nên làm trong ngày này.

Nên

  • Các cặp đôi nam nữ yêu nhau thường đến chùa cúng bái để cầu mong cho tình duyên ngày càng bền chặt, son sắt.
  • Ăn đậu đỏ để cầu nhân duyên. Vì theo quan niệm dân gian, khi ăn đậu đỏ thì người độc thân thì sẽ tìm được ý trung nhân. Còn các cặp đôi sẽ hạnh phúc bền lâu.
  • Các cặp đôi yêu nhau nên tặng nhau những món quà, gửi lời chúc yêu thương. Hoặc những hành động hâm nóng tình cảm của mình.

Không nên

Không tổ chức đám cưới

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày 7/7 Âm lịch người ta kiêng tổ chức các nghi thức cưới hỏi. Bao gồm cả những sự kiện liên quan đến hạnh phúc đôi lứa như: Sự kiện hai gia đình gặp gỡ, dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu…Bởi họ cho rằng sẽ may mắn. Do ngày này mặc dù Ngưu Lang Chức Nữ yêu nhau tha thiết nhưng vẫn phải chia xa. Ngày 7/7 tốt nhất chỉ để yêu đương và hẹn hò. Không thích hợp cưới hỏi.

Ngoài ra, về mặt thời tiết, tháng 7 mưa ngâu nên tổ chức cưới gả gây bất tiện cho cả hai bên gia đình lẫn khách mời.

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày 7/7 Âm lịch người ta kiêng tổ chức các nghi thức cưới hỏi.

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày 7/7 Âm lịch người ta kiêng tổ chức các nghi thức cưới hỏi.

Kiêng không làm điều ác

Do chữ “thất” trong từ lễ Thất tịch có âm gần giống với từ “cát” (qi – ji). Nên quan niệm phương Đông cho rằng vào ngày này mọi người nên làm việc thiện để tình yêu thăng hoa và cuộc sống cát lành.

Kiêng “chuyện ấy” 

Thậm chí, quan niệm phương Đông còn kiêng “chuyện ấy” trong ngày mùng 7/7 Âm lịch. Vì họ cho rằng vào ngày mưa ngâu âm khí dễ vượng. Đặc biệt là lại trùng với tháng cô hồn. Quỷ môn quan mở. Nhiều vong hồn lang thang sẽ gây ảnh hưởng xấu tâm sinh lý nam nữ. Do đó, tránh quan hệ gây hao tổn sức lực và làm cho ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thậm chí, quan niệm phương Đông còn kiêng “chuyện ấy” trong ngày mùng 7/7 Âm lịch.

Thậm chí, quan niệm phương Đông còn kiêng “chuyện ấy” trong ngày mùng 7/7 Âm lịch.

Không xây dựng nhà cửa

Truyền thống của người Việt nói riêng và các nước phương Đông nói chung là không cưới vợ và làm nhà trong tháng 7 Âm lịch. Bởi đây là tháng Ngâu, mưa nhiều nên công trình dễ gặp trở ngại. Thậm chí là chất lượng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trong tháng 7 là tháng cô hồn – xá tội vong nhân và có nhiều âm hồn vất vưởng. Ma quỷ hoành hành. Nên làm việc lớn như xây nhà, cưới gả dễ hỏng và gặp điều xúi quẩy.

Minh Hương Pynie

>>>> Xem thêm để biết người ấy có yêu bạn thật lòng không: Chia tay hội độc thân cùng ứng dụng hẹn hò Tinder Vietnam