Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ SEO và phân tích website hiệu quả hàng đầu hiện nay thì hãy thử với Ahrefs. Trong bài viết này, Minh Hương Pynie sẽ chia sẻ chi tiết với bạn Ahrefs là gì và hướng dẫn sử dụng Ahrefs hiệu quả nhất.
Bạn có thể tham gia lớp hướng dẫn viết content 1:1 của Minh Hương qua thông tin email và số điện thoại bên dưới bài viết này.
Table of Contents
Ahrefs là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc Ahrefs là gì thì Ahrefs là một công cụ hỗ trợ SEO và phân tích các chỉ số của website lớn nhất và được nhiều người dùng hàng đầu hiện nay. Với Ahrefs bạn có thể phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, làm marketing hiểu quả, tìm cách tăng traffic cho website, xây dựng backlinks,…. và nhiều hơn thế nữa.
Ahrefs có những tính năng nào?
- Công cụ Ahrefs sẽ cung cấp nguồn dữ liệu cực lớn giúp bạn biết được chất lượng backlink khi audit link profile.
- Một tính năng được nhiều người dùng đánh giá cao của Ahrefs nữa đó là tìm link tiềm năng.
- Khả năng nghiên cứu từ khóa của Ahrefs giúp bạn triển khai các chiến dịch SEO hiệu quả. Kiểm tra được thứ hạng từ khóa như nhiều phần mềm kiểm tra thứ hạng từ khóa khác.
- Ahrefs còn giúp bạn lọc ra những từ khóa chất lượng rất tốt khi làm content chuẩn SEO. Đây là những từ khóa then chốt vừa có khả năng on top cao, vừa target chuẩn đối tượng. Đồng thời nghiên cứu từ khóa Google.
- Thêm một tính năng nữa của Ahrefs khiến nhiều người dùng mê tít đó là theo dõi từ khóa của đối thủ. Nhờ điều này mà người dùng có thể tìm ra được cơ hội tăng traffic website của mình.
- Ahrefs giúp người dùng theo dõi tổng organic visibility.
- Ahrefs còn cực kỳ thông minh khi phát hiện và gửi thông báo mỗi khi có người dùng tìm đến từ khóa thương hiệu của doanh nghiệp.
- Thậm chí với Ahrefs bạn có thể kịp thời phát hiện các lỗi kỹ thuật của website và xử lý chúng. Điều này giúp tăng pagerank cho website của bạn.
Hướng dẫn sử dụng Ahrefs hiệu quả
1/ Phân tích URL website
Khi sử dụng sử dụng Ahrefs, nếu muốn nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh xem đối thủ của bạn đang dùng từ khóa nào thì hãy truy cập ngay vào phần Site Explorer. Sau đó nhập URL của đối thủ vào. Bạn sẽ tìm thấy được bộ từ khóa mình mong muốn.
Các bước thực hiện:
Ahrefs Site Explorer -> nhập URL đối thủ vào thanh tìm kiếm. Sau đó chọn Backlink profile -> Backlinks
2/ Đọc các chỉ số chung của website – Dashboard
Tại trang Dashboard bạn sẽ thấy rất nhiều các chỉ số liên quan đến website của mình. Ví dụ như:
- Ahref Rank: Bảng xếp hạng các website trên toàn cầu.
- UR: Bảng xếp hạng của từng link theo theo thứ tự tăng dần từ 1 -> 100.
- DR: Tương tự đây là bảng xếp hạng của tên miền theo thứ tự tăng dần từ 1 -> 100.
- Backlink: Số lượng backlinks mà website hiện đang có.
- Live index: Tổng hợp số lượng backlink ở thời điểm hiện tại của website.
- Fresh index: Thống kê tát cả những backlink. Bao gồm cả những backlink bị mất trong khoảng 3 tháng gần nhất.
- Organic Traffics: Thống kê lượng người truy cập vào website của bạn trong 01 tháng.
- Organic Keywords: Thống kê lượng từ khóa lọt top 100.
3/ Nghiên cứu từ khóa – Organic Keywords
Truy cập mục Organic search -> Organic Keywords. Tại đây, Ahrefs sẽ hiển thị các chỉ số về CPC, volume, traffic, tương ứng của từng từ khóa.
Nếu muốn kiểm tra đối thủ có những keywords mới nào hãy truy cập mục Site explorer -> URL đối thủ -> Organic search -> Organic keywords.
4/ Phân tích backlink – Backlink Profile
Muốn phân tích backlink bạn truy cập vào mục Overview ->Backlinks. Lúc này Ahrefs sẽ hiển thị danh sách chi tiết về các backlink website của bạn đang sở hữu. Bạn có thể tận dụng bộ lọc của công cụ này để tìm link theo thời gian. Hoặc lọc tìm những link đã cũ, mất…
5/Thống kê các bài viết có tương tác tốt có trên website – Top content
Ahrefs sẽ giúp bạn thống kê tất cả các bài viết hiện có trên website. Đồng thời cho biết những bài viết nào đang có lượng tương tác tốt nhất. Từ đó, giúp bạn có cách điều chỉnh content và đi đúng hướng, làm SEO content hiệu quả.
6/ Số lượng người truy cập vào website – Organic traffic
Ahrefs cũng cho bạn thấy lượng organic traffic – tức số lượng người truy cập vào website qua Google search.
7/ Độ khó của từ khóa – Keyword Difficulty
Chắc hẳn ai làm SEO cũng biết, việc một từ khóa lên top nhanh hay chọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh kỹ thuật SEO chuyên nghiệp thì độ cạnh tranh của từ khóa đó cũng cực kỳ quan trọng.
Do đó, nhiều SEOer đã dùng Ahrefs để nắm được độ khó của từ khóa đó thông qua xếp hạng từ 1 –> 100. Đồng thời tìm được list từ khóa tiềm năng hỗ trợ SEO hiệu quả.
8/ Tìm kiếm gợi ý về từ khóa liên quan – Keyword Explorer
Với Ahrefs bạn có thể tìm kiếm các gợi ý về từ khóa liên quan tới chủ đề của mình bằng cách truy cập vào mục Keyword Explorer -> All keyword ideas bên tay trái.
9/ Hiển thị từ khóa đối thủ – Content Gap Tool
Để nghiên cứu và phân tích chiến lược SEO của đối thủ bạn hãy nhập URL đối thủ vào mục Show keywords that any of the below targets rank for. Bạn sẽ thấy được list từ khóa mà bạn không có hoặc chưa lên top nhưng đối thủ của bạn đang trên top cao. Quá tuyệt vời đúng không nào!
Bên trên là chia sẻ của Minh Hương Pynie về hướng dẫn sử dụng Ahrefs. Chúc bạn sử dụng hiệu quả công cụ này trong việc phân tích và điều hướng website của mình hiệu quả, thân thiện với người dùng và đặc biệt nhất là SEO đạt thứ hạng cao nhé.
Đừng quên dõi theo những chia sẻ tiếp theo từ MInh Hương Pynie. Chắc chắn sẽ có vô số thông tin hữu ích dành cho bạn.
>>>>Xem thêm ngay nếu bạn đang quan tâm đến các plugin thống kê WordPress: 10 plugin thống kê truy cập WordPress ai cũng nên biết
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Liên hệ:
– Email: minhuong.vohoang@gmail.com
– Số điện thoại/ Zalo: 0799 111 299