Nếu bạn đã từng nghe qua khái niệm “podcast” nhưng còn chưa biết podcast là gì? Nghe podcast ở đâu? …thì hôm nay hãy cùng Minh Hương Pynie tìm hiểu về podcast những lợi ích, cách sử dụng và một số kênh podcast hay nhé.
Đây là từ dùng để chỉ một series các tập tin âm thanh có sẵn trên internet mà người dùng có thể tải về và nghe trên smartphone, máy tính bảng, laptop,…
Podcast hiện có rất nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, có 4 dạng podcast phổ biến đó là:
Hiện nay, “ông lớn” Google đang bắt đầu trả về những kết quả tìm kiếm bằng podcast cho người dùng. Nhiều chuyên gia marketing dự đoán rằng trong tương lai sẽ càng phổ biến hơn. Do đó các blogger, marketer cần phải nắm được kiến thức podcast marketing cơ bản để bắt kịp xu hướng mới.
Thực chất thìpodcast chính là những file âm thanh được thu âm sẵn dưới định dạng mp3 hoặc mp4. Những file âm thanh này sẽ được phát lên cho các khán giả để theo dõi được cung cấp bởi các nguồn RSS (Really Simple Syndication) – một dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản.
Năm 2003, RSS đã cho phép đính kèm tệp tin âm thanh vào trong nguồn cấp của mình và thường xuyên cập nhật các nội dung, gửi thông báo đến người dùng.
Những cá nhân, đơn vị sáng tạo podcast sẽ tạo ra một file âm thanh và tải lên một dịch vụ lưu trữ được gọi là podcast hosting. Và podcast hosting sẽ tạo ra nguồn cấp dữ liệu cho kênh Podcast (RSS feed).
Do đó, ứng dụng nghe podcast sẽ nạp RSS Feed để người nghe có thể đăng ký, tải xuống hoặc nghe online ngay trên ứng dụng.
Sau khi đã biết podcast là gì rồi thì hãy cùng Minh Hương Pynie tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích của podcast nhé.
Podcast xuất hiện đánh dấu một mốc mới có thể thay thế cho sự tồn tại của TV và radio. Khi mới xuất hiện podcast chỉ ở dạng âm thanh. Nhưng hiện nay khi công nghệ phát triển bạn có thể thấy cả podcast dạng video. Khi nghe podcast bạn sẽ không thấy những quảng cáo như trên radio do đó được nhiều người yêu thích.
Podcast đang là một xu thế mới của thế giới âm thanh số. Hiện nay podcast chính là một trong những công cụ rất phổ biến để học ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh.
Vì nội dung của những podcast đều được xây dựng dựa trên nhu cầu của thính giả. Do đó chủ đề podcast rất đa dạng. Đặc biệt, nội dung podcast thường được xây dựng như một buổi trao đổi, một buổi talkshow với những kiến thức hữu ích được rất nhiều người nổi chia sẻ tới cộng đồng.
Khi nghe podcast bạn sẽ tiếp cận được những nội dung khác nhau và khiến não bộ chúng ta suy nghĩ về nội dung ấy. Điều này kích thích sự sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng.
Khi nghe podcast bạn có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thậm chí bạn có thể nghe ngay khi đang đi du lịch, đang lái xe,… rất linh hoạt. Đây cũng chính là lý do mà podcast ngày càng được ưa chuộng.
Cách tìm kiếm podcast về iPhone, iPad rất đơn giản, các bước thực hiện như sau:
Bạn tìm thấy một podcast thú vị và muốn chia sẻ chúng với mọi người? Rất đơn giản khi chia sẻ qua các trang MXH như: Facebook, Twitter, Zalo,….chỉ với những bước sau:
Một tính năng hữu ích của podcast đó là nó cho phép người dùng đồng bộ hóa chúng trên các thiết bị của Apple để tiết kiệm việc phải tải nhiều lần một podcast trên các thiết bị khác nhau.
Cách thực hiện đồng bộ một podcast trên các thiết bị khác nhau như sau:
Bạn cũng có thể refresg podcast định kỳ với các bước sau đây:
Mặc dù podcast là ứng dụng được tích hợp sẵn cho các thiết bị iPhone/iPad nhưng những ai đang xài điện thoại hệ điều hành Android vẫn có thể trải nghiệm podcast thông qua rất nhiều ứng dụng. Tiêu biểu nhất là podcast addict. Đây là ứng dựng phổ biến nhất và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tải ứng dụng này trên CH Play.
Cách nghe podcast trên Android:
Tại giao diện màn hính chính của ứng dụng, chọn Search Engine để tìm Podcast theo tên hoặc chọn Tìm theo Podcast phổ biến/Browse Popular Podcasts để tìm kênh theo danh mục mới, xu hướng, hàng đầu.
Nếu bạn chưa biết nghe podcast ở đâu thì có thể tham khảo các website nhờ Spotify và SoundCloud. Bạn chỉ cần mở website ra sau đó nhấn Play để phát Podcast. Podcast website thường sẽ phát miễn phí đối với một số nội dung nhất định.
Tất nhiên, hiện nay thì trình phát Podcast nổi bật nhất vẫn là iTunes. Nếu bạn muốn nghe podcast trên macOS và Windows 10 thì iTunes là lựa chọn tuyệt vời.
Thậm chí, bạn còn có thể nghe podcast qua TV bằng cách sử dụng Chromecast hoặc sử dụng phần mềm media center như Kodi.
Hiện nay có rất nhiều kênh podcast hay và ý nghĩa giúp bổ sung kiến thức, thư giãn tâm hồn. Dưới đây là một số kênh tiêu biểu dành cho bạn:
Kênh podcast chia sẻ mọi khía cạnh đời sống bình thường dưới những lăng kính lý thú của lịch sử, kinh tế, kiến trúc và văn hóa.
Spiderum chính là diễn đàn lý tưởng cho những bạn trẻ Việt Nam ưa viết lách. Chủ đề của Spiderum cực kỳ đa dạng từ kinh nghiệm kinh doanh đến tâm sự nghề nghiệp, các bài xã luận. Rất đáng để bạn nghe mỗi ngày đó nha.
Kênh podcast này chia sẻ chuyện bốn phương, có thêm nhiều góc nhìn mới về mọi thứ xung quanh rất thú vị.
Kênh podcast Những Câu Chuyện Làm Ngành chia sẻ về những câu chuyện xoay quanh lĩnh vực marketing, quảng cáo. Kênh này sẽ cực kỳ bổ ích với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị hoặc muốn tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực này.
Podcast Ta Đi Đây kể những câu chuyện thực tế và lời khuyên về du học. Kênh này hữu ích với những bạn trẻ đang có ước mơ du học những trang bị kiến thức và cần những động lực để vượt qua thử thách ở xứ người.
Kênh podcast này được tạo ra bởi MC Liêu Hà Trinh. Nội dung chủ yếu là trò chuyện deep cùng những khách mời và những bản nhạc chill. Đây là một trong các kênh podcast Tiếng Việt đang khá được yêu thích hiện nay.
Nếu bạn là người yêu thích lịch sử thì nên nghe kênh podcast này. Kênh chia sẻ những chuyện về lịch sử, các câu chuyện ít người biết.
Kênh podcast Tiếng Việt này gồm những câu chuyện mộc mạc, đơn giản và những trải lòng của riêng bạn với nhiều ca khúc indie được giới trẻ yêu thích.
Đây là kênh podcast Tiếng Việt dành cho những bạn trẻ đang muốn lắng nghe nhiều hơn về hành trình sinh sống, lập nghiệp ở trong và ngoài nước.
Podcast của kênh này chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích thông qua việc nghe sách ở nhiều chủ đề đa dạng. Nghe podcast của kênh này bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đọc sách mà vẫn học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ, thú vị.
Sau khi đã tạo được những podcast chất lượng thì việc kiếm kênh lưu trữ hay còn gọi nhà “ngôi nhà” cho các đứa con tinh thần của mình là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn còn băn khoăn và chưa biết nên đăng podcast của mình lên các kênh nào thì dưới đây là những gợi ý dành cho bạn.
Spotify là dịch vụ cung cấp nhạc, podcast và video kỹ thuật số cho phép người dùng truy cập hàng triệu bài hát và các nội dung khác của các nghệ sĩ trên khắp thế giới. Khi xài Spotify bạn không thể tải trực tiếp podcast lên mà bạn cần phải thông qua Podcast hosting. Đồng thời cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Anchor là cái tên luôn xuất hiện trong danh sách những kênh lưu trữ podcast tốt nhất hiện nay. Người dùng có thể xài Anchor miễn phí 100% mà không có bất cứ ràng buộc nào.
Mặc dù khi sử dụng Anchor thì khả năng kiếm tiền của các podcaster bị hạn chế ít nhiều. Nhưng với ưu điểm là giá rẻ và người dùng có thể dễ dàng sử dụng các công cụ tạo podcast. Do đó Anchor vẫn là ứng dụng được dùng khá nhiều hiện nay.
Nếu như trước đây bạn chỉ có thể nghe podcast thông qua các ứng dụng phổ biến như Spotify, Apple Podcasts, Google Podcast, Anchor,… thì hiện nay bạn đã có thể trải nghiệm nghe podcast chỉ bằng giọng nói tiếng Việt qua Maika Podcast.
Vậy Maika Podcast là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng Maika Podcast chính là nền tảng âm thanh đầu tiên tại Việt Nam mang đến trải nghiệm nghe qua tương tác bằng giọng nói với trợ lý ảo Maika. Với ứng dụng này các podcaster có thể xuất bản nội dung của mình trên các nền tảng thuần Việt.
Được hỗ trợ bởi công nghệ trợ lý ảo tiếng Việt, Maika Podcast mang đến cho người nghe những trải nghiệm có 1-0-2 đó là nghe podcast chỉ bằng giọng nói thuần Việt.
Khi người dùng nói “Maika ơi! Mở podcast lên!” thì cô nàng trợ lý ảo Maika sẽ giúp bạn mở ra kho nội dung podcast cực kỳ phong phú. Nhất là có thể phù hợp với nhu cầu nghe của bạn. Và lúc này người dùng có thể thưởng thức các podcast ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
Google Podcasts là một ứng dụng cho phép các podcaster upload và lưu trữ những postcast của mình. Google có thể hiển thị podcast của bạn cho người nghe thông qua nhiều nền tảng khác nhau như: Google tìm kiếm, ứng dụng Google, ứng dụng Google Podcasts, hệ thống loa Google Home, trợ lý Google, Android Auto
Đặc biệt, với một số ngôn ngữ, Google còn hiểu nội dung âm thanh và thuật toán ghép với đúng truy vấn của người nghe bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Nếu lưu trữ podcast của bạn trên Google Podcast bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được với rất nhiều người nghe. Sau khi đã tạo được Trình quản lý Podcast trên Google thì mọi thay đổi mà bạn xuất bản lên podcast trong dịch vụ lưu trữ của mình như thêm podcast mới, xóa,…sẽ được Google tự động cập nhật sau một vài giờ.
Nhắc đến những nền tảng lưu trữ podcast tốt nhất không thể bỏ qua Buzzsprout. Không chỉ tỏ ra thân thiện với người mới bắt đầu, Buzzsprout còn có các gói miễn phí để người dùng có thể lưu trữ podcast. Khi cần nâng cấp thì mức giá cũng khá phải chăng. Đây chính là lý do mà nhiều người đã chọn Buzzsprout khi cần một nền tảng lưu trữ podcast.
Với Buzzsprout bạn có thể làm chủ chất lượng âm thanh kỳ diệu với các gói lưu trữ podcast giá rẻ.
Ngoài những nền tảng lưu trữ podcast kể trên thì hiện còn khá nhiều những nền tảng lưu trữ podcast khác mà bạn có thể tham khảo.
Podcast thường tồn tại dưới dạng audio, có thể download được, và được phân phối đến các nền tảng nghe. Đó là: Apple Podcast, Google Podcast và Spotify thông qua RSS Feed. Nghe có vẻ như podcast không phù hợp để đăng lên Youtube. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn lựa chọn đăng podcast của mình lên Youtube như là một cách để tiếp cận thêm được những khán giả mới, người mà chưa có thói quen sử dụng các nền tảng nghe podcast.
Cách tạo podcast không khó, nhưng để có nhiều người nghe podcast của bạn thì cần sự đầu tư nghiêm túc và có kế hoạch rõ ràng. Trước tiên bạn cần xác định được lý do làm podcast, đối tượng sẽ nghe podcast của bạn. Vì sao người ta lại chọn nghe podcast của bạn….?
Khi tiến hành bạn cần thiết bị ghi âm, phần mềm edit, thời lượng podcast, tần suất phát hành, tạo kênh, đăng ký podcast hosting, chèn podcast vào website hoặc tạo blog và chèn podcast vào blog cá nhân … và nhiều yếu tố khác.
Anchor là một ứng dụng đơn giản và hoàn toàn miễn phí giúp người dùng dễ dàng tạo podcast của riêng mình ở bất kì đâu và bất kì lúc nào.
Là ứng dụng podcast đã được mặc định tích hợp trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPod hay iPad. Do đó, bạn chỉ việc trải nghiệm mà không cần phải tải ứng dụng về.
Bên trên là chia sẻ của Minh Hương Pynie về khái niệm podcast là gì và những lợi ích khi nghe podcast, cách tải và nghe podcast trên nhiều nền tảng khác nhau, những kênh podcast hay cũng như những nền tảng lưu trữ podcast tốt nhất để bạn tham khảo. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng kênh podcast yêu thích của mình.
Đừng quên nghe những podcast chia sẻ về cuộc sống và trải nghiệm của Minh Hương Pynie tại đây.
>>> Xem link Youtube Poscast của Minh Hương Pynie tại đây
>>> Xem thêm: Tik Tok Việt Nam được lòng giới trẻ vì đâu?
Thuật toán google được tạo ra và không nhừng cập nhật để phân tích và…
Viết lách là gì? Nếu bạn đang tìm câu trả lời và mong muốn phát…
Rất nhiều bạn băn khoăn rằng không biết nên tự học content SEO hay học…
Muốn keyword mà doanh nghiệp đang chạy lên top trên Google thì bạn buộc phải…
Tik tok là gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, có lẽ bạn đã…
Bạn đang muốn tìm hiểu về 12 cung hoàng đạo? Bạn muốn tìm mua trang…