Có thể bạn đã từng nghe qua câu nói: “muốn giàu thì miệng phải sang” hay “thói quen sống quyết định vận mệnh giàu hay nghèo”… những câu nói này chứng tỏ được sức mạnh của những thói quen tốt, những kỹ năng của con người, trong đó có nghệ thuật giao tiếp.
Vậy giao tiếp là gì, nghệ thuật giao tiếp để thành công ra sao? Nếu bạn muốn kinh doanh tốt, trở thành top of mind của khách hàng, có những mối quan hệ tốt với sếp, đồng nghiệp thì đừng bỏ qua những chia sẻ của Minh Hương Pynie trong bài viết này.
Khái niệm giao tiếp được hiểu đơn giản là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc mà cả hai bên cùng hiểu.
Có hai loại cơ bản là giao tiếp bằng ngôn ngữ (lời nói, ngữ điệu,…) và phi ngôn ngữ (nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, tư thế, hành vi,…).
Là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Về mặt hoạt động có thể chia ra thành giao tiếp truyền thống (giữa các thành viên trong gia đình như ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…), giao tiếp chức năng (giữa sếp với nhân viên,…) và giao tiếp tự do không theo khuôn mẫu nào.
Về tính chất thì có khoảng cách giao tiếp (trực tiếp, gián tiếp), số lượng tham gia (cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm hoặc giao tiếp xã hội,…).
Có giao tiếp chính thức và không chính thức.
Tùy vào từng ngành, nghề khác nhau. Ví dụ như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp trong kinh doanh,…
Ngoài hình thức giao tiếp trực tiếp thì hiện nay còn phổ biến hình thức giao tiếp qua điện thoại, qua email, qua mạng xã hội, … Với mỗi hình thức này đều có những chuẩn mực và quy cách riêng.
Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống và công việc rất quan trọng:
Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển. Xã hội luôn là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau, do đó chức năng của giao tiếp gắn liền với sự tồn tại của xã hội.
Xét về yếu tố bản chất, con người được xem là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội hiện nay. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
Nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm để chuyển chúng thành tài sản cho riêng mình.
Khi giao tiếp với những người xung quanh, bạn sẽ nhận thức được chuẩn mực về đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ tồn tại trong xã hội. Từ đó, bạn sẽ biết được cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì tốt, cái gì không tốt để thể hiện thái độ. Đồng thời có những hành động phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống là giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục. Đồng thời giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.
Cũng thông qua hoạt động trao đổi, trò chuyện với người khác bạn có thể tự nhận thức đánh giá bản thân mình. Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ lực và phấn đấu. Phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 85% thành công trong cuộc sống và công việc của chúng ta có liên quan trực tiếp đến giao tiếp. Chỉ 15% còn lại đến từ năng lực bản thân.
Thực tế thì chúng ta chẳng thế nào mà tự mình đơn thương độc mã đi đến thành công được. Điểm khác biệt lớn nhất giữa những người thành công và kẻ thất bại đó chính là ở nghệ thuật giao tiếp.
Người thành công thường có khả năng thu phục người khác bởi khả năng giao tiếp linh hoạt và thông minh của mình. Sự khéo léo trong cách giao tiếp online và offline, biết cách giữ gìn, chăm sóc mối quan hệ chính là chìa khóa để thành công. Và đó cũng chính là lý do mà bạn nên học cách giao tiếp ngay từ hôm nay.
Nghệ thuật giao tiếp cơ bản không chỉ gồm ngôn ngữ (lời nói) mà còn là giao tiếp phi ngôn ngữ như thái độ, cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ cơ thể), hành động,…
Mặc dù mỗi người đều có cách giao tiếp khác nhau nhưng tựu chung thì mục đích chính vẫn là kết nối với những người xung quanh.
Không phải ai sinh ra cũng giỏi và có văn hóa giao tiếp chuyên nghiệp, lịch sự, thu phục được lòng người. Đa số đều do họ tìm kiếm, học cách giao tiếp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày mà có được.
Khi bạn nắm vững được một số kỹ năng giao tiếp ứng xử và áp dụng nó một cách đúng đắn, phù hợp thì sẽ có được sự thuận lợi trong công việc và cuộc sống, tỉ lệ thành công cao.
Do đó, tầm quan trọng của giao tiếp cũng không kém gì so với kiến thức chuyên môn. Nhất là trong điều kiện ngày nay đời sống phát triển theo hướng mở thì những người giỏi giao tiếp sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Có câu “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”,… Tất cả đã chứng minh sức mạnh của lời nói. Những lời hay ý đẹp không chỉ làm mát lòng mát dạ, dễ lọt tai, thu phục lòng người mà còn giúp bạn có thể xoay chuyển tình thế biến khó khăn thành cơ hội.
Để nói hay, đầu tiên bạn cần phải diễn đạt được ý của mình theo cách chân thành, rành mạch và có sức thuyết phục. Đồng thời phải dùng những ngôn từ hoa mỹ, không quá phô trương, giả tạo.
Trong kinh doanh, công việc hàng ngày thì những người khéo ăn khéo nói, nói lời hay ý đẹp chính là nền tảng quan trọng quyết định sự thành công bên cạnh năng lực chuyên môn.
Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là rất tuyệt vời. Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, … tồn tại song song với lời nói tạo nên nghệ thuật giao tiếp. Nếu bạn sử dụng những lời nói rõ ràng, đẹp đẽ cùng với thái độ đúng mực, phù hợp với không gian, thời gian, tôn trọng người đối diện thì nhất định sẽ gây được thiện cảm tốt.
Trong khi đối thoại, nếu bạn làm một việc mà người khác không thích nhưng họ không nói cho bạn biết vì lý do tế nhị nào đó thì bạn buộc phải nắm được “ngôn ngữ cơ thể” để hiểu và điều chỉnh kịp thời.
Đặc biệt, khi bạn giao tiếp bằng mắt bạn có thể truyền tải nội dung sâu sắc đến người đối diện. Nó cũng thể hiện sự chân thành và tăng độ tin cậy hơn. Điều này vô cùng hữu hiệu khi giao tiếp với khách hàng mới.
Lắng nghe chính là một dạng kỹ năng. Để nắm bắt được tâm ý bạn cần phải chăm chú lắng nghe đối phương. Khi lắng nghe họ nói bạn sẽ nắm được ý tứ, thái độ, …của họ để điều chỉnh lời nói, hành động của mình cho phù hợp nhất.
Không phải lời nói, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mới chính là yếu tố quyết định thành công của những cuộc giao tiếp. Tuy nhiên thực tế thì có rất nhiều người mắc phải lỗi là nói nhiều hơn nghe, nghe qua loa hoặc gạt đi lời nói của người khác.
Để có kỹ năng lắng nghe tốt không hề dễ dàng. Bạn cần tập quan sát, tập lắng nghe và tập thấu hiểu. Và chắc chắn rồi, khi bạn lắng nghê và giao tiếp tốt thì sẽ có các cách phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác… và tăng khả năng thành công trong tương lai.
Kỹ năng giao tiếp không phải ngày một ngày hai là có. Đó là cả quá trình rèn luyện và tu dưỡng. Để thành công trong giao tiếp cần phải xuất phát từ sự chân thành, tử tế và quan trọng nhất là phẩm chất lương thiện trong mỗi con người. Dù bạn giao tiếp bất kỳ ai hãy đối xử thật chân thành với họ, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều ngọt ngào tương tự.
Bên trên là chia sẻ của Minh Hương Pynie về nghệ thuật gia tiếp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình và mở ra những chân trời mới thành công hơn, tốt đẹp hơn.
>>> Xem thêm ngay: Tâm lý học tình yêu: Tiết lộ tâm lý đàn ông và phụ nữ khi yêu thật lòng
Thuật toán google được tạo ra và không nhừng cập nhật để phân tích và…
Viết lách là gì? Nếu bạn đang tìm câu trả lời và mong muốn phát…
Rất nhiều bạn băn khoăn rằng không biết nên tự học content SEO hay học…
Muốn keyword mà doanh nghiệp đang chạy lên top trên Google thì bạn buộc phải…
Tik tok là gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, có lẽ bạn đã…
Bạn đang muốn tìm hiểu về 12 cung hoàng đạo? Bạn muốn tìm mua trang…